Xét nghiệm bệnh lậu là phương pháp được sử dụng để sàng lọc và chẩn đoán bệnh lậu trên những mẫu vật phẩm được lấy như: xét nghiệm bệnh lậu trên vật phẩm nước tiểu, xét nghiệm bệnh lậu bằng dịch tiết…
Hiện nay, 1 số xét nghiệm bệnh lậu được áp dụng phổ biến như:
PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM NUÔI CẤY VI KHUẨN
Đối với phương pháp này, mẫu vật sẽ được lấy từ dịch âm đạo, trực tràng, cổ họng, mắt,… của người bị mắc bệnh. Sau đó sẽ được thực hiện nuôi cấy ở trong môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển trong 1 thời gian nhất định.
Xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn là phương pháp không chỉ giúp chẩn đoán được bệnh lậu mà còn giúp bác sĩ đưa ra được phác đồ điều trị hiệu quả, chỉ định loại kháng sinh phù hợp, tránh tình trạng kháng thuốc, mang lại kết quả điều trị cao.
Đây là phương pháp được đánh giá mang lại độ chính xác cao. Nhưng nhược điểm là cần phải có môi trường nuôi cấy đặc biệt, và nếu lấy mẫu sai, bảo quản không đúng cách hay môi trường nuôi cấy không đạt chuẩn thì kết quả đem lại sẽ thấp hoặc thậm chí là sai. Và đồng thời, thời gian có kết quả cũng lâu, phải mất khoảng 3 – 5 ngày.
XÉT NGHIỆM NHUỘM GRAM TÌM LẬU CẦU
Nhuộm gram là phương pháp sử dụng thuốc nhuộm chuyên biệt để có thể làm nổi bật vi khuẩn lậu cầu, từ đó giúp cho bác sĩ quan sát vi khuẩn lậu dễ dàng hơn dưới kính hiển vi.
Mẫu bệnh phẩm được dùng để thực hiện xét nghiệm này thường được lấy từ dịch ở niệu đạo, âm đạo, hay cổ tử cung của người bệnh.
Xét nghiệm bệnh lậu này được thực hiện, phân tích nhanh, chỉ mất khoảng 30 – 45 phút là người bệnh có kết quả.
XÉT NGHIỆM BỆNH LẬU BẰNG PHƯƠNG PHÁP PCR
Xét nghiệm PCR là 1 trong những xét nghiệm cho kết quả nhanh nhất và có thể giúp chẩn đoán bệnh lậu ngay ở giai đoạn đầu..
Khi thực hiện xét nghiệm này, mẫu vật phẩm được lấy từ chất dịch ở niệu đạo hoặc nước tiểu đầu dòng của nam giới, hay chất dịch ở âm đạo của nữ giới.
Phương pháp này có độ nhạy và đặc hiệu rất cao khoảng 98 và được các chuyên gia đánh giá là xét nghiệm đưa ra kết quả nhanh và chính xác nhất.
PCR là xét nghiệm bệnh lậu có thể áp dụng ngay cả đối với những trường hợp bệnh nhân chưa có triệu chứng, mới chỉ đang nghi ngờ bị mắc bệnh.