1. Quan hệ tình dục không an toàn
Đây là con đường lây nhiễm chính và phổ biến nhất:
· Không dùng bao cao su khi quan hệ với bạn tình có mầm bệnh
· Quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn, miệng đều có thể lây nhiễm
· Phụ nữ dễ bị nhiễm lậu hơn nam giới do cấu tạo cơ quan sinh dục mở, ẩm ướt → tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển
2. Quan hệ với nhiều bạn tình
· Càng nhiều bạn tình → nguy cơ tiếp xúc với người mang mầm bệnh càng cao
· Thiếu kiểm soát sức khỏe tình dục, không xét nghiệm định kỳ → tạo điều kiện lây chéo lậu và các bệnh STDs khác như chlamydia, sùi mào gà, HIV...
3. Quan hệ với người từng mắc bệnh lậu
· Bạn tình dù không có biểu hiện rõ ràng nhưng vẫn có thể đang mang vi khuẩn lậu
· Nếu người đó đã từng điều trị nhưng không đúng cách, bệnh có thể tái phát và lây ngược trở lại
4. Dùng chung đồ cá nhân chứa dịch tiết
· Vi khuẩn lậu có thể tồn tại trong thời gian ngắn ngoài môi trường ẩm ướt
· Khăn tắm, đồ lót, bồn tắm, quần áo ẩm… chứa dịch tiết của người bệnh có thể gây lây nhiễm nếu tiếp xúc trực tiếp với vùng kín
Tuy nhiên, nguy cơ này thấp hơn nhiều so với lây truyền qua quan hệ tình dục.
5. Lây truyền từ mẹ sang con
· Trong quá trình sinh thường, nếu người mẹ mắc bệnh lậu mà chưa điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể lây sang trẻ sơ sinh qua đường âm đạo
· Hậu quả: trẻ bị viêm kết mạc mắt nặng, có thể dẫn đến mù lòa, nhiễm trùng máu hoặc viêm phổi
6. Không điều trị triệt để - dễ tái nhiễm liên tục
· Phụ nữ từng mắc bệnh lậu nhưng điều trị không đúng phác đồ, hoặc không điều trị bạn tình cùng lúc → rất dễ bị tái nhiễm
· Vi khuẩn kháng thuốc khiến việc điều trị trở nên khó khăn và kéo dài hơn