Câu hỏi được khá nhiều bạn quan tâm là: khi nào nên đi xét nghiệm sùi mào gà? Thực tế, bệnh phát triển qua 2 giai đoạn chính, đó là giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn phát bệnh.
* Giai đoạn ủ bệnh
Virus HPV tấn công vào cơ thể bệnh nhân và sẽ có khoảng 3 tuần - 8 tháng ủ bệnh. Ở giai đoạn này, chúng ta rất khó phát hiện và điều trị bệnh do các triệu chứng không rõ ràng. Thông thường, nam giới mắc sùi mào gà sẽ phát hiện sớm hơn so với nữ giới.
Cụ thể như sau:
- Đối với nam giới: cơ quan sinh dục sẽ xuất hiện một số đặc điểm bất thường như: có nốt sùi mềm nhô cao. Những nốt sùi này có màu hồng nhạt và hầu như không gây cảm giác ngứa hay khó chịu,…
- Đối với nữ giới: xuất hiện nốt sùi màu hồng nhạt ở nhiều vị trí, ví dụ như: môi bé, môi lớn, tử cung hoặc âm đạo. - Tương tự với nam giới, nốt sùi cũng có màu hồng nhạt và không ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Tuy nhiên, khi quan hệ tình dục, nốt sùi rất dễ vỡ, chảy máu. Những nốt này có thể gây nhiễm trùng nếu không được vệ sinh đúng cách.
*Giai đoạn phát bệnh
Ở giai đoạn phát bệnh, các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn, lúc này bệnh nhân dễ dàng phát hiện và chủ động đi xét nghiệm sùi mào gà. Lúc này, nốt sùi phát triển với tốc độ nhanh và tạo thành từng mảng trông khá giống mào gà. Lưu ý, các nốt sùi thường có nhiều dịch, khi cọ xát vào sẽ gây tình trạng chảy dịch ra ngoài, gây chảy máu,… Thậm chí, một số trường hợp còn xuất hiện mùi hôi khó chịu, đây là mùi phát ra từ dịch.
Khi nốt sùi phát triển với kích thước lớn, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu mỗi lần đi lại, vận động. Nhiều trường hợp bị chảy máu, bội nhiễm do nốt sùi bị cọ xát, gây mủ hoặc hạch bạch huyết ở vùng bẹn sẽ sưng to,… Người bệnh có thể bị sốt hoặc cảm thấy đau đớn.